Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Một số câu ca dao về nghề nông



Lúa chiêm nép ở đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên.

-o0o-

Nghé ơi ta bảo nghé này,
Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

-o0o-

Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề,
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời an, bể lặng mới yên tấm lòng.

-o0o-


Nhờ trời mưa gió thuận hòa,
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.
Chim, gà, cá, nhện, cảnh, cau,
Mùa nào thức nấy giữ màu quê hương.

-o0o-

Nhờ trời mưa gió thuận hòa,
Lúa vàng dầy ruộng, lời ca vang đồng.

-o0o-

Nuôi tằm cần phải có dâu,
Muốn cho dâu tốt phải mau vun trồng.
Vườn thì cuốc rãnh thong dong,
Cách nhau hai thước đặt hông cho đầy.
Giống dâu ưa nước xưa nay,
Nhưng mà ngập hết thì cây cũng già.

-o0o-

Nửa đêm sao sáng mây cao,
Triệu trời nắng gắt nắng gào chẳng sai.
-o0o-

Lúa khô cạn nước ai ơi,
Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu.

-o0o-

Nửa đêm trăng tắt sao tàn,
Láng giềng ngủ hết, em đàn anh nghe.

-o0o-

Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sao cơm vàng

-o0o-

Quê anh ngày tám, tháng ba,
Quay vào làm rọ, quay ra đan lờ.
Nhờ trời mưa nắng thuận hòa,
Lờ rọ bán được, cảnh nhà thêm vui.

-o0o-

Ra đi anh có dặn dò,
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau.
Hễ mà hoa quả được mùa,
Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.
Ai ơi nên nhớ lấy lời,
Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn.

-o0o-

Rủ nhau đi cấy, đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
-o0o-

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

-o0o-

Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, trồng khoai trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Gánh đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Sáng ngáy đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi nên mạ thì ta nhổ về.
Xuất tiền mướn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn độ một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu dai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa trổ đòng đòng,
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta,
Gạt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

-o0o-

Thân anh khó nhọc trăm phần,
Sáng đi ruộng lúa, tối nằm ruộng dưa,
Vội đi quên cả cơm trưa,
Vội về quên cả trời mưa ướt đầu.

-o0o-

Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
Có lược chẳng kịp chải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

-o0o-

Thú quê rau, cá đã từng,
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tấm xoan.
Việc nhà em liệu lo toan,
Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà.

-o0o-

Tiếc công xuống thác lên ghềnh,
Tay chèo, tay chống một mình nhờ ai?
Bây giờ thở vắng than dài,
Ngỡ là hò hẹn, ai hay hẹn hò.

-o0o-

Tin nhau buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời.
Hay là lừa đảo kiếm lời,
Một nhà ăn uống tội trời riêng mang.
Theo chi những thói gian tham,
Pha phôi thực giả, tìm đường dối nhau.
Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.

-o0o-

Tua rua thì mặc tua rua,
Mạ già ruộng ngấu, không thua bạn điền.

-o0o-



Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công,
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

-o0o-

Tre già anh để pha nan,
Lớn đan nong né, bé đan giần sàng.
Gốc thì anh để kê giường,
Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu, dưa.

-o0o-

Trời hè lắm trận mưa rào,
Gặt mùa sớm lúa liệu sao cho vừa.
Khuyên em chớ ngại nắng mưa,
Của chồng công vợ bao giờ quên nhau.

-o0o-

Trời mưa lác đác ruộng dâu,
Cái nón đội đầu, cái thúng cắp tay.
Bước chân xuống hái dâu này,
Nuôi tằm cho lớn mong ngày ươm tơ.
Thương em chút phận ngây thơ,
Lâm than đã trải, nắng mưa đã từng.
Xa xôi ai có tỏ chừng,
Gian nan tận khổ, ta đừng quên nhau.
Hôm qua dệt cửi thoi vàng,
Sực nhớ đến chàng, cửi lại dừng thoi.
Cửi rầu, cửi tủi chàng ơi,
Ngọn đèn sáng tỏ bóng người đằng xa.


(sưu tầm)

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - NHÂM THÌN 2O12



Chào buổi tối, chào tạm biệt ngày cuối cùng của năm, chào tạm biệt những buồn vui lẫn lộn, chuẩn bị sẳn sàng để đón chào năm mới, đêm nay giao thừa lại về, năm mới lại đến, chúc cho ai đó hạnh phúc bên nữa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ,chúc cho ai đó tìm được nhau sau tháng năm dài xa cách, chúc cho năm mới tràng đầy niềm vui, hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều,
HAPPY NEW YEAR 2012

PHIÊN CHỢ CUỐI NĂM

     KHÔNG CÒN NHỘN NHỊP NHƯ NHỮNG NGÀY QUA,NHỮNG MUA SẮM TẾT TRONG MỖI GIA ĐÌNH ĐÃ XONG.KHÔNG KHÍ CHỢ TẾT ĐÃ LẮNG XUỐNG MỘT ÍT.GIỜ LÀ MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA ĐỀU TRỞ VỀ NHÀ ĐỂ ĂN BỮA CƠM CUỐI NĂM CÙNG GIA ĐÌNH.XIN CHÚC VUI VẺ ĐẾN MỌI NGƯỜI TRONG BỮA CƠM CUỐI NĂM.








Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

chuyện vuui cuối năm


Chuyện vui thi hoa hậu:

Ban giám khảo (BGK)
-Các Cô hãy sơ lược đôi chút về bản thân và nói lên mong ước của các cô trong tương lai?

Sau khi nghe xong câu hỏi, các cô gái lần lượt trả lời. Cuối cùng , đến lượt của miss áo ngắn củn cởn bước lên trả lời.

Miss : Dạ kính chào ban giám khảo và toàn thể khán giả, trước hết em xin kể đôi điều về đời em. Cuộc đời của em gặp nhiều gian truân lắm, em đã trải qua 3 đời chồng, mà đến hiện nay, em vẫn còn trinh…..

BGK: Xin cô giải thích rõ ràng hơn, đã qua 3 đời chồng mà làm sao cô vẫn còn trinh??

Miss: Dạ thì có gì đâu, chồng đầu tiên của em làm ở trong Viện Bảo Tàng, châm ngôn của ông ấy lúc nào cũng là: ” Cấm sờ vào hiện vật “. Đến thằng thứ 2, anh ta làm ở Cục Điều tra Hình sự , lúc nào miệng cũng nói: ” Giữ nguyên hiện trường”. thằng chồng thứ ba, anh chàng này thì làm ở Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, ông này thì khá hơn 2 thằng cũ của em , nhưng cũng suốt ngày chỉ có: “Vạch ra” …nhưng “không làm gì hết”, thiệt là tức chết ……!!

BGK: …….?????

Miss: Cho nên , em có một ước mơ nhỏ nhoi thôi, à! xin cho em hỏi trong các vị Giám khảo có biết người nông dân đạp xe nước ?
BGK: Một vị đứng lên. Có, tôi trước đây là dân cày

Miss: cười hớn hở: Em chỉ có một ước mơ nho nhỏ lấy được người nông dân đạp nước thôi ạ !
BGK : Thế thôi à, sao vậy ?
Miss : Bởi anh ta trèo lên là đạp liền.
BGK :  ! ! !
                                    Nguyễn Thanh Xuân (sưu tầm)

Mấy ý kiến về bài ca dao 10 quả trứng và nguồn gốc của nó NGUYỄN THANH XUÂN

Mấy ý kiến về bài ca dao 10 quả trứng
và nguồn gốc của nó
 
    Bài ca dao mà Bộ Giáo dục đưa vào chương trình dạy cho con em cả nước học ở cấp Phổ thông Trung học và ghi rỏ là của tỉnh Quảng trị. Đây là một niềm vinh dự lớn của Tỉnh nhà. Tôi thấy: cả tỉnh thì rộng lớn mà trong câu chữ, tiếng nói, đời sống sinh hoạt và nhất là địa danh ghi trong bài tôi hình dung như ở vùng quê tôi, bởi tôi thuộc lòng từ nhỏ.(Tôi sinh năm 1929, khi rời quê hương đi tập kết tôi đã 25 tuổi). Xin trình bày ý kiến dưới đây:

     Bài in trong sách giáo khoa năm 1992 và 2000 như sau:
     Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn tháng nạn/ Đi vay, đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng:
    Một trứng ung
    Hai trứng ung
    Ba  trứng ung
    Bốn trứng ung
    Năm trứng ung
    Sáu trứng ung
    Bảy trứng ung
    Còn lại ba trứng
    Đẻ ra ba con
    Con diều tha
    Con quạ bắt
    Con mặt cắt xơi
     Đừng than phận khó ai ơi
     Còn da lông mọc, còn chồi cây lên .  
     Bài ca dao ở quê tôi như sau : (đã tham khảo và thống nhất với các cụ cao tuổi ở quê).
      Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn/ Đi vay đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng:
Một trứng ung
      Hai trứng ung
Ba trứng ung
Bốn trứng ung
Năm trứng ung
Sáu trứng ung
      Bảy trứng ung
Còn lại ba trứng                              
Nở được ba con                               
Con diều tha                                   
      Con quạ gắp (quắp)                        
Con mặt cắt lôi                               
Lấy chi đâm dánh (nhánh) nảy chồi                   
Khổ như ri chừ đà quá khổ
      Lần hồi cũng qua. (1)
   (1) Những chữ gạch đít là dị biệt với bản trong sách giáo khoa. Đến năm 2000 sách giáo khoa có chữa câu ”Đẻ ra ba con” thành “nở ra ba con”.
CHỢ KẺ DIÊN NGÀY TẾT(nguồn: http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/)

      Đi vào nội dung:
                                  A, nguồn gốc:
   1, V địa lý và đi sng 
   Về mạn cực nam của huyện Hải lăng, tỉnh Quảng trị, men dòng Ô lâu có các làng: Mỹ chánh, Lương điền, Hà lộc, Hà lỗ, Câu nhi, Văn quĩ, Hưng nhơn, An thơ và Phú kinh nay thuộc các xã Hải chánh, Hải Sơn, Hải tân và Hải hòa. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài vừa văn vừa võ.
       Các làng trên đều có nhánh từ sông chính (Ô lâu) đổ ra đồng ruộng thông thẳng đến Diên sanh (Kẻ Diên), thủ phủ của huyện Hải lăng. Hồi đó việc đi lại chủ yếu là đường thủy. Các làng hạ lưu đi chợ Kẻ Diên bằng ghe thuyền, sáng chôống đi chợ, trưa về.
     Quê tôi là vùng trũng (-8 đến -10 độ so với mặt biển), độc canh lúa nước, hằng năm bị hai con nước đe dọa. Lũ Tiểu mãn tháng tư âm lịch và lũ thu đông kéo dài từ tháng tám đến hết tháng mười. Câu ca “Ông tha mà bà chẳng tha/ Làm cho con nước hai ba tháng mười” đã nói lên cơn lũ dai dẳng và khốc liệt ấy.
     Là vựa lúa của huyện Hải lăng nhưng trước đây chưa có hệ thống tưới tiêu nên có làm mà không có ăn. Đầu tháng tư lúa bắt đầu chín, lũ Tiểu mãn đe dọa. Lúa đang xanh cũng gặt, gặt không kịp nước cuốn trôi. Thế là đi đứt vụ mùa thu hoạch chinh. Quê tôi không có đất trồng hoa màu nên rau không có mà khoai sắn cũng không. Người dân thật vô cùng khốn khổ. Sau tháng ba, tháng tư quả là tháng khốn tháng nạn. Nhớ lại, năm 1999, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm xã Hải hòa trong trận lũ khủng khiếp đó, thì nhân dân cả nước và bạn bè Quốc tế đều biết đến mảnh đất vùng sâu này.
CHỢ KẺ DIÊN(nguồn: http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/)

2, Địa danh
            Tôi chú ý bốn từ “RA CHỢ KẺ DIÊN” Thông thường, đến một nơi nào đó người ta dùng từ: đi, về. Đi đâu? về đâu? Quảng trị quê ta còn dùng nhiều từ khác: vô, ra, lên, xuống, qua, lại ví như vô Sài gòn, ra Hà nội, lên rừng, xuống biển, qua chợ (cách sông)…dĩ nhiên không nói ngược lại là ra Sài gòn, vô Hà nội.
           Ta xem chợ Kẻ Diên là điểm đến là trục tọa độ để xét. Nội hạt huyện Hải lăng: Hải thượng xuống chợ, Hải khê lên chợ, Hải quy vào chợ và các xã từ phía cực nam Hài lăng là ra chợ. Thế “ra chợ kẻ Diên” phải chăng các làng từ chợ vào các làng giáp Thừa Thiên Huế, là cội nguồn xuất xứ bài ca dao này.
            Những ý kiến trên đây, bước đầu tôi tự xác nhận là nơi xuất xứ và cho là đúng bởi trong tỉnh ta, cả trong nước không nơi nào có tên chợ Kẻ diên và đời sống tương tự.

                              B, Những dị biệt và cảm nhận:
            1, Phân tich từ dị biệt:
             Sách Văn học 10 xuất bản năm 1992 ghi là: “Còn lại ba trứng/ đẻ ra ba con/ con diều tha/ con quạ bắt/ con mặt cắt xơi/ Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”
            Còn ba trứng đẻ ra ba con thì thật là sai vì gà đẻ trứng, ấp trứng, trứng nở ra gà con chứ gà mẹ không trực tiếp đẻ ra gà con. Còn khi chữa lại : còn ba trứng nở ra ba con nghe có điều chưa chuẩn, vì ba trứng chưa ung chắc gì đã nở được ba con. Đầu óc chị (nhân vật tiêu biểu tác phẩm - NTX) rối bời, chị nghĩ mông lung: 10 trứng ung 7 có lẽ giống gà đẻ kèm hay gà trống nhà bên còn quá non, trời nóng nực thế này liệu gà mẹ có chịu ấp cho không, lại những con “mát” tai ác bu đầy ổ, nó có đủ mạnh để đạp vỏ trứng ra không, cho nên những ngày ấp tiếp đó lòng chị như lửa đốt. Có được ba con là hy vọng cuối cùng của chị. Khi nở được ba con (mẹ tròn con vuông) chị mới thở phào nhẹ nhõm. Cái cảm giác hạnh phúc nhờ ở chữ ĐƯỢC. Câu nở ra ba con như là mặc nhiên là phải có ba con, nó không làm cho chị lo lắng hồi hộp, không đúng với tâm trạng khi vừa thực tế chứng kiến bảy trứng ung. Chữ ĐƯỢC thật hay tôi nghĩ không có từ nào thay nổi.
             Khi đã có ba con rồi lại bị tuột khỏi tay nốt. Ở đây tôi chưa phân tích nổi đau buồn của chị mà phân tích các chữ dị biệt trong các câu: Con diều tha (đúng rồi) con quạ gắp, con mặt cắt lôi chứ không phải như sách giáo khoa là con quạ bắt, con mặt cắt xơi. Vì rằng diều quạ mặt cắt là lũ ăn cướp ngày. Diều tha nó cũng tha đến một nơi an toàn nào đó nó mới dám ăn. Quạ từ trên cao rình mò sà xuống gắp (quắp) lấy gà con bay vút lên. Ta hình dung từ bắt là chủ động là ở mặt bằng như bắt gà trong chuồng, bắt tay nhau. Từ quắp mới đúng. Mặt cắt xơi thấy càng không ổn, kẻ cướp phải bay đi vội vã làm gì có thì giờ và tâm trạng thoải mái mà “xơi”. Rảnh rang nhàn rỗi mới ngồi chơi xơi nước hay đài các như các mệ trong hoàng gia triều Nguyễn “xôi không đậu cậu không xơi” Quê Quảng trị không dùng từ “xơi” trong trường hợp này.
            Đặc biệt hai câu cuối nội dung của quê tôi hoàn toàn khác với các bản lưu hành trong sách giáo khoa, những câu nghe thật thương thật thực tế .Khi đã mất cả rồi chị thốt lên câu: Lấy chi đâm nhánh nẩy chồi/ Khổ như ri chừ đà quá khổ…
          
             2, Cảm nhận
       Theo tôi tác giả bài này là một nông dân trung niên, chị (đàn bà không phải đàn ông) năng động không bó tay chịu khổ mà quyết vươn lên trong cuộc sống. Đêm nằm chị vắt óc suy nghĩ: mùa màng thất bát rồi phải làm sao đây và chị đã tìm ra “phương án khả thi” là đi vay tiền mua gà nuôi đẻ. Thức ăn thì nó bươi móóc lúa rơi lúa lép trong rơm rạ, may ra được đàn gà, có rổ trứng: cái ăn cái bán cái trả nợ. Đến đây, kế hoạch nuôi gà không may bị thất bại. Chị (có lẽ một mình) cảm thấy quanh mình bao khó khăn: sưu cao thuế nặng lãi mẹ đẻ lãi con…ba con gà con bé bỏng cũng bị một lũ ác điểu hoành hành. Tại sao? Rỏ ràng trước mắt chị những ba con, cả bầy hung ác ấy. Chị ngồi thừ ra hồi lâu càng nghĩ càng bế tắc căng thẳng, chị bật lên lời kêu “Lấy chi đâm nhánh nẫy chồi”…
            Lời kêu than thốt lên từ miệng người thiếu phụ thật đau xót buồn tủi não lòng. Trước mắt chị còn một thực tế nghiệt ngã là miếng ăn hằng ngày của cả gia đình , chị ngậm ngùi tự nhũ: vừa an ủi vừa động viên: “lần hồi cũng qua”. Lần hồi cũng qua như đã bao năm cái cực cái khổ cứ đeo đẳng cuộc đời chị, nên “lần hồi cũng qua” là một sự bằng lòng và xác đáng ở thời điểm đó. Trong cái lần hồi của chị tôi thấy có mầm mống vươn lên trong thời gian tới. Tôi tin thế !

             Lại nói về hai câu cuối trong sách giáo khoa “Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”. Rỏ ràng hai câu này là lời khuyên của người ngoài cuộc, mặc dầu có ý tốt là gặp thất bại cũng đừng chán nản, nhưng lời khuyên nghe chung chung, dễ dãi, trơn tuột, vay mượn, khuyên cho ai ơi…Lời khuyên không thấu cái nỗi mất mát đau buồn cụ thể của chị. Mặt khác từ đầu bài cho đến câu “mặt cắt lôi” là đoạn chị kể về cuộc sống, về kế hoạch làm ăn và những điều bất lợi xẩy ra. Nào ! ta đã thấy chị than thở gì đâu, mà ai đó vội khuyên: “Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”. Theo tôi, đưa nhân vật thứ hai (người khuyên) vào là thừa và làm giảm đi cái chí khí của người nông dân tiêu biểu trong cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để giành sự sống… Chỉ một nhân vật như bài ở vùng quê tôi là đủ. Chị ta tự nói lên “lần hồi cũng qua” đó mới chính là lạc quan yêu đời mà nhiều bài viết đã đồng tình. Xin nói thêm: người ngoài khuyên, là khuyên, mới là khả năng chưa biến thành hiện thực, cho nên tôi thấy người trong cuộc nói lên: thua keo này bày keo khác, ấy mới chính là logich của tác phẩm.

            Tôi không dám khẳng định bài ca dao là của Vĩnh hưng, Hưng nhơn làng tôi, nhưng có góp phần thì cũng có lý, bởi địa lý, cuộc sống, nỗi lòng y hệt nhân vật trong tác phẩm “10 quả trứng”
            Xin mời bạn bè đọc vui và cùng trao đổi.
Nguyễn Thanh Xuân
Quê thôn Hưng nhơn Hải hoà Hải lăng Quảng trị
Thường trú 487/2 Đường Cổ nhuế Từ liêm HN
Đt : (04) 62650037--- 0986 465 346

28 TẾT - CHỢ HƯNG NHƠN






Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

23 THÁNG CHẠP .ĐƯA ÔNG TÁO LÊN TRỜI

   ...VẪN CHƯA THẤY GÌ KHÔNG KHÍ TẾT Ở QUÊ NHÀ,CÓ CHĂNG CŨNG CHỈ NHỮNG NGƯỜI XA QUÊ MỘT SỐ NHỎ ĐÃ RẢI RÁC VỀ QUÊ ĂN TẾT.TRỜI VẪN CÒN MƯA NHỎ,ẢNH HƯỞNG PHẦN NÀO CÔNG VIỆC ĐỒNG ÁNG.VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM NAY CÓ PHẦN MUỘN HƠN MỌI NĂM.
   SÁNG NAY QUẾT TÂM DẬY SỚM,TUY TRỜI VẪN CÒN LẠNH,RA CHỢ LÀNG MÌNH COI THẾ NÀO.ĐÃ CÓ GÌ CHƯA,VÀ LỌAT ẢNH SAU ĐÂY ĐƯỢC GHI LẠI :
TỪ SỚM TINH MƠ,CHỢ QUÊ ĐÃ NHỘN NHỊP

XẾP HÀNG RA BÁN


MỌI MẶT HÀNG ĐƯỢC ĐƯA VỀ CHỢ



BÁNH "IN",BÁNH "CỘ" : MẶT HÀNG MUÔN NĂM CŨ KHÔNG BAO GIỜ THIẾU

NĂM NAY RÉT QUÁ.HOA THẬT KHÔNG SỒNG NỔI,PHẢI MUA HOA "BỐN MÙA " VỀ CẮM TẠM

"HÀNG CHUỐI" KHÔNG BAO GIỜ Ế

...TRÁI CÂY CŨNG VẬY

23 TẾT RỒI .NHƯNG "HÀNG GÀ " VẪN CÒN Ế LẮM.



NHỮNG MẶT HÀNG MỖI NGÀY MỘT VẮNG KHÁCH

"NẮP KIỀNG" , RỔ,RÁ TRE ĐAN NGÀY CÀNG VẮNG NGƯỜI MUA ........

...............NẰM CHƠ VƠ BÊN NHỮNG MẶT HÀNG MỚI

CÓ LẼ VỚI NHỮNG BẾP GA ,BẾP ĐIỆN ĐI  VÀO THAY THẾ CHO BẾP RƠM BẾP CỦI NÊN NHỮNG "NẮP KIỀNG " NÀY DẦN ĐI VÀO DĨ VÃNG




ĐEM TẾT VỀ NHÀ....

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

ÔNG NỘI VÀO THĂM QUÊ

43 DANANG RA THĂM MỘ CHÚ


CHÁU NGOẠI BÊN MỘ ÔNG

CHỊ Ý


ÔNG NỘI


"HAI BÀ"

KỴ ÔNG NỘI

CON GÁI VÀ RỂ MỜI NÂNG LY






CHIỀU, ĐẾN "LÃM NGUYỆT HIÊN" GẶP NHÀ THƯ PHÁP LÊ ĐĂNG MÀNH
( mới gặp nhau lần đầu mà như đã quen từ lâu!)

TRONG KHÔNG GIAN CỦA NHÀ THƯ PHÁP

"CẢ HAI NGƯỜI ĐỀU BÚT ĐÀM"......

...VÌ CÙNG KHIẾM THÍNH

CÙNG HĂNG SAY TRONG CÙNG MỘT VẤN ĐỀ

ÔNG BIẾU TẶNG LẠI CHÚ MÀNH ẤN PHẨM "QUÊ NHÀ" ĐƯỢC BÁC DIỄN GỬI TẶNG

VÀ LỜI CÁM ƠN CŨNG ĐƯỢC VIẾT RA GIẤY

CHÚ MÀNH HĂNG SAY GIỚI THIỆU "HỒ TÂM" TẠI "LÃM NGUYỆT HIÊN"