Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

QUÊ TÔI HƯNG NHƠN - Ông Nguyễn Đức Sử


QUÊ TÔI


Quê tôi đồng ruộng thênh thang
Có đê thuỷ lợi dể dàng giao thông
Có kênh mương nước dẫn dòng
Có sen chen cá giữa đồng ruộng quê
Tháng giêng cỏ mượt bờ đê
Đàn trâu no cỏ vụng về bước đi
Tháng hai lúa cái dậy thì
Đung đưa theo gió thầm thì hát ca
Tháng ba lúa trổ bông ra
Đưa hương thơm ngát ruộng xa ruộng gần
Tháng tư lúa chín vàng đồng
Gặt xong lo xạ,khuyết không lỡ thì
Tháng năm lúa đã xanh rì
Bón phân phun thuốc diệt vi sâu rầy
Tháng sáu rảnh việc cấy cày
Ông tơ bà nguyệt sắp bày duyên tơ
Tháng bảy nước dãy lên bờ
Lo thu hoạch lúa cất Chồ gác cao
Tháng tám thư thả giải lao
Trung thu phá cổ, hội thao đua thuyền
Tháng chín thành nếp đã quen
Phòng chống lụt bão ngày đêm đề phòng
Tháng mười đã bước vào Đông
Lo khâu làm đất ruộng đồng hẳn hoi
Tháng mười một tiếp đến rồi
Chuẩn bị giống xạ vụ thời Đông Xuân
Tháng chạp tháo nước ra sông
Sẳn sàng đón tết,chào xuân mới về
Quanh năm công việc bộn bề
Nông dân cần mẩn không hề than van
Lung linh nghĩa xóm tình Làng
Rộn vui nhịp sống dưới hàng tre xanh
Quê tôi gió mát nước lành
Nữ nhi trắng nõn,nam thanh mặn mà
Xin mời các bạn gần xa
Trở về thăm lại quê nhà mến yêu
Chúng tôi lớp tuổi xế chiều
Càng nhìn cuộc sống,càng yêu quê nhà

                                                                        Nguyễn Đức Sử

(bài này tôi nói về đồng quê ,năm tháng và đoạn cuối tôi cũng véo von một chút,một chút thôi để người xa quê cũng hình dung được quê hương mình hôm nay,và thầm nhớ…!)
ông Nguyễn Đức Sử ( thứ 2 từ phải sang )


Ông Nguyễn Đức Sử
Trưởng Tộc Nguyễn Đức
Nguyên là Hội Chủ Làng Hưng Nhơn từ năm 2009 đến 2011

GỬI ÔNG NGUYỄN THANH XUÂN
Tôi thấy trong cuốn nhật ký của ông trong thời phong kiến về ăn ruộng nói cũng đầy đủ,nhưng không nghe đề cập vấn đề “miễn sai,miễn diêu”.những từ đó nằm vào hàng phẩm nào tôi không rỏ xin hỏi,hồi đó tôi vẫn nghe nhưng khng rỏ xin hỏi Cụ ?

Mail trả lời của ông Nguyễn Thanh Xuân 

Tôi cũng không nhớ hết vì lúc đó mới 15-16 tuổi. Chức danh nhiều lắm như Viên (viên Khác, viên Châu),ông Trùm, ông Biện; miễn sai,miễn diêu...có lẽ nằm sau ông thập (đi linh). 

  Ông Sử ơi! ông có thể đứng ra bàn và tổ chức một số anh em thống kê số ĐINH cả làng ta có đến những năm 1945; 1946; 1947...và nhớ chi ghi nấy, không cầu toàn.Có được rất qúy . Chiến tranh, mất hết. Dân là gốc mà ta mất sổ dân. Tiếc thật. Làm thì vất vả,nhưng để lại cho đời sau một di sản vô giá
 Khoa cho ông Sử xem chuyện dễ bỏ quên 2, trong đó có nói v/đ này. Ông giúp cho trong chuyện bỏ quên 1( số ngườ đi ra bắc, thiếu ai) Trao đổi thêm sau ông Sứ nhé! Cám ơn ông quan tâm.   Nguyễn Thanh Xuân





2 nhận xét:

  1. Thư gởi Ôn Xuân:
    Cháu thấy ôn Nguyễn Đức Sử có hỏi Ôn về " miễn sai, miễn diêu"
    Tình cờ tìm được một trang Blog của một cựu chiến binh người Quảng Trị- Hải Thượng (Lê Văn Hoan 78 tuổi) có nói qua về nghĩa của câu trên:... Vì vậy người dân thường tìm cách để có một chức sắc để mà gọi.Đại loại như người chăm sóc quét dọn đình chùa miếu vũ thì được gọi là ông Từ. Đi tuần trong làng để giữ yên trật tự trị an là ông Kiểm. Gìn giữ sách sổ địa bạ khai sinh khai tử thì gọi là ông Bộ. Có tấm bằng sơ học yếu lược không đi làm xâu làng như một việc giao thông cộng đồng được phong miễn sai miễn diêu là ông Diêu...
    Ôn vào trang này: http://levanhoan.vnweblogs.com/
    Xem thử!
    Kính Ôn.
    Lê Ngọc Quốc
    Tái bút: khoa hi! làm cái ni được đây, mời các cụ vào tham gia thật quá hay, làm tới nha! à, chỉnh dấu câu này: Có đê thuỷ lợi dể dang giao thông (thêm dấu huyền vào chử dang-hihihi)
    Thân!

    Trả lờiXóa
  2. Một người con xa quê cũng như thế hệ sau này, chúc các ôn mạnh khỏe và có những bài hay về quê. để tiếp sức cho con cháu sau này...

    Trả lờiXóa