Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

CHIỀU LÀNG QUÊ

ĐƯỜNG TRỤC GIỮA

"HOÁI" TIỀN GIANG

Bài viết & sưu tầm của ông Nguyễn Thanh Xuân

Làng Hưng nhơn có tự bao giờ

 
    Theo sử sách nước ta, trước năm 1975 nhân dân phía Bắc vào Nam có hai đợt lớn: Một là năm 1306 và hai là năm 1558.

    Năm 1306, khi vua Chiêm thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (nay là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân Công chúa (con vua Trần Nhân Tông) thì nhân dân Thanh hoá, Nghệ an ồ ạt vào tiếp nhận. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng, tránh thế kìm kẹp của Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng trị-TTH) nhân dân Thanh hoá Nghệ an lại rầm rộ đi theo. Dĩ nhiên các năm sau đó nhân dân vẫn rải rác vào.

    Tôi được đọc lời tựa trong tộc phã họ Nguyễn (Đức, Hữu, Như) họ xếp thứ tự khai canh thứ hai trong sáu họ của Làng. Lời tựa nói rõ: Ba ngài từ đất Hoan châu - Nghệ an theo  Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào năm 1558 (Mậu Tý).

    Tôi lại được đọc một cuốn sách nhan đề là Ô châu cận lục ghi chép đề cập đến nhiều phương diện liên quan như núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, danh lam. phú thuế, quan chức, nhân vật…của dải đất miền trung đặc biệt là hai châu Ô, Lý.

    Ô châu cận lục do Dương Văn An, Thượng thư triều Mạc Phúc Nguyên (1547-1553) biên soạn. Dương Văn An người xã Tuy lộc, huyện Lệ thuỷ, tỉnh Quảng bình. Năm 31 tuổi  ông  đỗ  Đồng  Tiến  sĩ  khoa  Đinh  Mùi –

 1547. Năm 1553 ông dựa vào hai tập sách của hai bạn đòng hương (sử không ghi tên hai vị này -NTX) ông thu thập thêm những điều tai nghe mắt thấy, rồi bổ sung, hiệu đính, nhuận sắc… và lưu truyền lại ngày nay.
    Quyển sách có 6 tâp,trong đó quyển ba nói về phân chia đơn vị hành chính. Hai châu Ô, Lý này (gọi Trị, Thiên cho dễ nhớ) chia ra 6 phủ huyện. Huyện Hải lăng là huyên duy nhất không thay đổi tên. Hải lăng có 49 xã gồm An thư (An thơ), Vĩnh hưng (Hưng nhơn) Văn quĩ, Câu nhi, Hà lộ (Hà lỗ)… cho đến xã thứ 49.


   Một vấn đề tôi còn phân vân là trước 1553 đã có làng Hưng nhơn thế thì ba ngài lập họ Nguyễn không phải theo Nguyễn Hoàng vào năm 1558 được. Đề nghị bà con ai có thêm tín sử xin mách bảo.

                                                     Xin cám ơn,
         Kì sau nói về :Tầm vóc làng Hưng nhơn
Nguyễn Thanh Xuân 
Sinh 1929
Hưng nhơn- Hải lăng
Địa chỉ : 389/2 đường Cổ nhuế Từ liêm Hà nội
: Email : nhuxuan29@gmail.com

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

"GIỜ GIAO BAN "

    Chiều qua, đang ngồi dưới 'LÃM NGUYỆT HIÊN" của chú Lê Đăng Mành thì nghe chú nói bâng quơ :"..........Bồ câu được coi là những người đưa thư. và cột anten là nơi thu tín hiệu" . Một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà chú Mành đã nhanh mắt nhìn thấy và chỉ cho mình bấm máy liền. rồi được hai chú cháu chọn tên bức hình là "Giờ Giao ban"
 Xin gửi đến quý anh em bạn bè gần xa .


Tấm ảnh "Giờ Giao ban"' Ý tưởng khá ngộ nghĩnh và ít người nghĩ đến
trong đó có tôi. Tấm 1: Một vị phát biểu, ba vị lắng nghe, nghiêm túc.
Tấm 2: Hai vị có trao đổi riêng và hình như "họ thống nhất: " TÁM CÁNH
SẢI VỀ BỐN BIỂN "
  Tấm ảnh "mùa Vụ" thật hấp dẫn. Ai xác định đường quĩ đao của sợi
dây "đi" từ vụ trên tay đến vụ dưới đất, Thế nạp của chú bé thật quyết
liệt và tự tin.
  Xin được đề nghị các cấp Đoàn TNCSHCM quê nhà phục hồi, mở rộng trò
chơi dân dã này.
  Cảm ơn "dưới Hiên Lãm Nguỵệt" của "bạn" Lê Đăng Mành và nhiếp ảnh
Nguyễn Như Khoa và cả nhóm đang NẠP VỤ.
                                                          Nguyễn Thanh Xuân


Chùm thơ của ông Nguyễn Thanh Xuân (ông thế ông nội)


Thơ đề ảnh
                                              (Ruộng lúa máy đang gặt)

Sơ canh - Sa canh (1)
Mảnh đất lành – Chim đậu
Xưa:
Chuột chạy không bén lông
Bông lúa ngững nhìn trời
Nước mắt Người thấm đất
Nay:
Máy gặt hoài
Bông lúa cúi xuống đất
                         Ta ngững mặt nhìn trời./.

                  Nguyễn Thanh Xuân – 0986 465 346
                   389/2 đường Cổ nhuế-Từ liêm – HN
                       Email: nhuxuan29@gmail.com

         ………………………………

                            Chú thích: (1) Bắt đầu khai phá , Ruộng đất cát .

===============================================================

 Tết Nhâm Thìn

Đố thơ mời họa

Là con gì

Con gì, mời bạn đoán đầu xuân
Cũng rất xa, mà cũng thật gần
Vị thứ thấp cao tùy kẻ chuộng
Hình hài lớn bé mặc người cần
Chầu nàng Nguyệt, múa cùng nàng Phượng
Thương chú Rùa, yêu mãi chú Lân
Năm tới được giao vai “chủ sự”
Dòng Tiên, chắc hẳn hiểu lòng dân./.

Nguyễn Thanh Xuân
389/2 Đường Cổ Nhuế, TL, HN
Đt  0986 465 346


…………………………………………………………………………..

Ghi thêm : Xin bạn thơ gửi bài họa trước ngày 30-12-2011 để kịp có tập thơ thưởng thức Tết Nhâm thìn 2012.
Chân thành cám ơn
8-11-2011
Nguyễn Thanh Xuân



Bài tự họa 1

Tết Nhâm Thìn, Rồng ơi !

Rồng ở đâu bay về với xuân
Dẫu non xa, có tấm trăng gần (lẫy Kiều)
Vắng ai chắc biết ai đang nhớ
Khuất bóng mới hay bóng thật cần
Vùi hết thảy mênh mông bể ái
Còn mà chi nhấp nháy tinh lân
Vòng đời nghiệt ngã đau thiên cổ
ý của Trời sao trái ý dân./.



Bài tự họa 2

Tết Nhâm Thìn , Rồng ơi !

Rồng đã bay xa ! có nhớ xuân?
Nhâm Thìn Tết đến đã đang gần
Vui đồng ca, thảy đều quen giọng
Khoái  tấu  đàn, chi  phải  nắn  cần
Thôi mặc Niết Bàn xài gấm vóc
Kệ  đèn  Cực Lạc  đốt  tinh  lân
Về đây bè bạn chờ, trông, đợi…
Rất nhiều “quan”, nhìn ai cũng dân./.

===================================


Nỗi đau sẻ chia
cùng bạn thơ Thanh Xuân
Nhất Anh--Cổ Nhuế-TL-HN
Chủ nhiệm CLB thơ văn Thăng long thi xã VN-TL--HN

Hơn tám chục xuân chẳng được ngơi
           Lại  đau “ cậu cả “ mất  vừa  rồi
Sáu mươi tuổi đẹp đi theo số
Chín tấm con ngoan trả lại đời
Hiếu hỹ mẹ cha nào báo đáp
Ân tình chồng vợ chửa đền ngôi
Cao xanh chi cớ bất công rứa
Đốt sạch sổ trời mới hả nguôi./.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

16-11-2011

....NHỮNG NGÀY NÀY ĐƯỜNG LÀNG HƯNG NHƠN ĐANG ĐƯỢC MỞ RỘNG.DO MỘT SỐ FILE BỊ LỖI NÊN CHƯA ĐƯA HÌNH LÊN KỊP ĐƯỢC.NGÀY MAI PHOTOKHOA XÁCH MÁY ĐI MỘT VÒNG RỒI GỬI TIẾP.ANH EM SÌ GÒN THÔNG CẢM VÌ HÌNH ẢNH ĐƯA LÊN HƠI TRỂ. 

hàng tre trước đường được múc đi bớt để mở rộng

bề mặt đường cũ được đổ ra thêm 1,5m nữa.con đường làng đã đẹp nay càng khang trang hơn
đăng thêm tấm hình trong "hưng nhơn ngày mùa"

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

RAU TONG( LÊ DĂNG MÀNH - văn quỹ-hải tân-hải lăng-quảng trị )

Thuộc họ Rong nhưng sống đời tinh khiết chỉ mọc ở “trằm, bàu” nước chảy, thân mềm ẻo lả thả tóc bồng bềnh theo dòng nước. Là món ăn dân dã của người quê đôi bờ sông Ô Lâu thuộc Bắc Thừa thiên – Huế và Nam Hải Lăng, là cây trời cho khỏi trồng mọc nhiều ở dưới đáy song hồ vùng nước ngọt có đất pha cát trắng tinh như “trằm, bàu” ở thôn Niêm thuộc xã Phong Hòa – Thừa thiên Huế thu lượm trong mùa thu đông mò tìm rất khổ cực, bán nhiều ở chợ Hôm Ưu Điềm (chợ chiều Ưu Điềm) và các chợ nhỏ ở những vùng phụ cận. Vì mang thân phận “rong” nên giá rất “bèo”.

     Rau tong ăn sống, cách chế biến đơn giản ít hao tốn: Mua về mở giây buộc, rau bung ra như mái tóc thề xanh rêu ngan ngát, tay cầm trên “troóc  ác”(1), gốc của cây rong,  mà rung cho tim non và rong bèo rơi rụng rồi cắt, nhưng vặn đứt từng đoạn khoảng 10cm thì ăn ngon hơn cắt, nhồi sơ cho mềm nhàu rồi rửa sạch trộn thêm húng quế, rau thơm diếp cá cải con để ăn.

     Quan trọng là nước chắm, rau tong thì quấn quýt gắn bó với mắm ruốc nên “nhị vị tri âm” gặp nhau “mới bắt”, kho nứớc ruốc mỡ heo phải giã chứ không xắt, đổ mỡ vào chảo hay “tréc”(2) đất nung phi khử gia vị nghe thơm, đánh quậy nứơc ruốc lóng cặn rồi cho vào, ruốc sôi mỡ nổi lềnh bềnh, đập ớt tươi, củ ném củ hành thêm vào đốt rơm lửa nhỏ sôi đều là được.

     Đi đồng (làm ruộng) về đập chân cái bộp, rũ bụi ngoài thềm, thoảng mùi ngầy ngậy khói rơm quyện hòa cùng hơi thơm nước ruốc trong “tréc” tỏa ra thơm lừng nằm cạnh “đúa”(3) rau tong bên nồi cơm nóng hoặc môn khoai “sỏn sẻn e ấp” nghiêng nằm chờ đợi… Nghe tiếng Mạ kêu hỏi ai mà không cuống cẳng chạy về?

     Ăn theo lối phàm phu mới ngon, nghĩa là: bới cơm ra chén, gắp một nùi rau chan nước ruốc lên, ớt tươi nằm vắt đỏ lòm “vô tâm và” cả búng nhai ngồm ngoàm rau ráu mới thẩm thấu cái hương vị cay, chát, ngọt, bùi vô phân biệt của Rau Tong, cùng đinh cũng như Quan viên một lần ghé gắp thì muôn thủa không quên trong cái se lạnh của hơi đông quê nhà.

    Ăn cao lương mỹ vị như cung đình còn xâu xé, hơn thua, ghét ganh thừa mứa thì mần răng “thế tử“(4) khỏi lê thê cái “rọt”(5)  đi hút mỡ, ăn như vậy răng bì nổi với rau tong.

     Món rau tong rất hiền như đời của rau. khi sống là nơi nương náu của tôm tép rong rêu trong cơn mưa lũ dữ, khi hoá thân rau là bạn của tiêu hành ném ớt cay sè. Cho nên từ cổ chí kim chưa nghe ai ăn rau tong bị rối loạn tiêu hoá hoặc tiêu chảy.

     Người viết ở quê khi trái mùa cũng quay quắt nhớ Rau Tong. Giờ đây đã đến mùa Rau Tong nên “ mần nghếch”(6) cảm khái đôi ba vần gửi tặng bạn lữ thứ tha hương và người quê Văn Quỹ mến yêu .


RAU TONG


Ngút ngàn độộng(7) cát Thôn Niêm
Dưới trằm(8) lấp lánh Mạ(9) tìm Rau Tong
Bồng bềnh rau lướt sóng đông
Rét run triêng gióng(10) Mạ còng lưng sương(11) 
Phận nghèo rau cũng cảm thương
Chêm(12) cùng khoai sắn đoạn trường giêng hai
Đời con phiêu bạt trần ai
Cao lương thì kệ(13), nhớ hoài Rau Tong 
      (Mùa rau đã về, thu Tân Mão – 2011)


CHÚ THÍCH:

(1)-Tróc ác : đỉnh đầu
(2)-Tréc: bằng đất nung dùng để kho thịt cá, miền Nam gọi là “tộ” (cá rô kho tộ)
(3)-Đúa: rổ rá đan bằng tre
(4)-Thế tử, thái tử : con vua,
(5)-Rọt: ruột, nội tạng của cơ thể.
(6)-Mần nghếch: làm những điều vô ích vớ vẩn
(7)-Độộng cát: cồn cát, gò cát
(8)-Trằm: bàu, ao, hồ
(9)-Mạ: mẹ
(10)-Triêng gióng: quang gánh
(11)-Sương (động từ): gánh
(12)-Chêm: nêm, nhét thêm, kèm thêm.
(13)-Kệ: bỏ qua, xem như không có gì

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

NHỮNG BÀI THƠ CỦA NHÀ THƯ PHÁP LÊ DĂNG MÀNH




MÔI SINH
thức dậy thấy mặt trời
ra ngõ thấy mặt người
muôn loài trong vũ trụ
mãi nứt mầm sinh sôi

NHÂN SINH
nhếch nhác sống lê
bọc da cát bụi
lợi danh chỉ là phù hư sương tuyết
về cõi chết
ta viên mãn cuộc vui

hai bài XƯỚNG HỌA
XƯỚNG
sáng ra ngồi cổng tối cổng ngồi
cuộc đời nghĩ cũng thật sướng thôi
mặc ai bươn chải tìm vui thú
ta đây bầu bạn với mây trời
(Nguyễn Bá Văn)

HỌA
mõi bước chùng chân đứng lại ngồi
được mất hơn thua cũng rứa thôi
thong dong bầu bạn cùng trăng gió
tiêu sái nghêu ngao giữa đất trời
(Lê Đăng Mành)

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

CẢO THƠM LẦN DỞ TRƯỚC ĐÈN : CHUYỆN HAI CHÚ CHÁU TÔI VIẾT TRÊN BÁO CŨ - Võ Văn Hoa (bài viết được đăng trên blog của thầy võ văn hoa,nói về những người con của làng Hưng Nhơn.xin đăng lại để bà con cùng đọc)

              
                     NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH
1/ Thấm thoát đã 30 năm. Cậu bé Trần Văn Giải Phóng, quê ở xã Hải Hoà, Hải Lăng với cái tên cha sinh mẹ đẻ đã lớn lên cường tráng cùng với quê hương. Khi viết những dòng này, bất giác tôi nhớ về em. Có ai hay biết rằng, từ cái miền đồng sâu chiêm khê mùa thối ấy, em đã đi lên muôn nổi khó nhọc. Tôi được biết nhiều em quê ở đây từ 4 giờ sáng đã lặn lội gò lưng trên những chiếc xe đạp cà tàng, băng qua những đường làng nhảo bùn để đến trường PTTH Hải Lăng, với chiều dài trên 25 cây số để kịp đến giờ học.
Giải Phóng, em bắt đầu điểm xuất phát như vậy, để rồi bằng ý chí vượt khó hiếu học, năm học 1993-1994 cùng một lúc đạt hai giải toán và hoá lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó em đỗ luôn vào 3 trường Đại học, cuối cùng em chọn trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp, Giải Phóng về nhận công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Huế và được trường cử đi du học ở Nhật chuẩn bị bảo vệ Luận án Tiến sĩ sắp tới.
Thế đấy, là một chuyện bình thường nhưng tôi cứ ngỡ như là nhân vật từ trong chuyện cổ tích viết ra.
2/ Năm ấy, sau ngày giải phóng, chúng tôi về dạy học ở Hải Khê, lội bộ qua những tràng cát đến nao lòng. “ Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây”. Đường thì mờ mịt..., câu thơ của Cao Chu Thần thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa. Tôi lại nhớ Lỗ Tấn có nói đại ý rằng trên mặt đất này không có con đường mòn nào cả, người ta dẫm mãi thành đường. Và chúng tôi cứ thế hướng về trường nơi có cây dương cao vút là tiêu điểm để thẳng tiến. Gian nan vất vả trăm bề. Khổ nhất là hàng tháng anh em thay nhau lên cửa hàng lương thực Hội Yên gùi gạo. Lại nữa trường học là tranh tre, nứa lá sơ sài, bàn ghế được kê lên trên cát. Chiến tranh đã tàn phá Quảng Trị nói chung, Hải Lăng nói riêng, ở đâu ở đâu cũng thành vàng đai trắng ! Bà con khắp nơi sơ tán về, gia tài gom lại chỉ còn là đôi gánh trên vai.
Để rồi 30 năm sau từ mảnh đất đau thương nhưng anh dũng kiên cường này nơi chị Trần Thị Tâm đã từng “ ăn xương rồng thay cơm, da con gái xanh dần” nay đã đổi thay với tốc độ chóng mặt những con đường đất đỏ biên hoà đã được nối từ Hải Dương đến Hải Khê; thảm nhựa từ Hải Khê đến Hải An như những cánh tay lực lưỡng vươn ra và song hành với biển. Các mẹ, các chị ở đây không còn cái cảnh “ chạy cá” chiều hay nửa đêm như trước. Các cô giáo không còn thở dốc “ Mạ ơi !” như xưa. Có đường là có tất cả. Còn trường học thì hết chỗ nói. Trường Hải Khê khang trang đẹp đẽ, tường tô đá rửa; Trường TH Hải An, Hải Khê, trường THCS An Khê đã lên tầng cao, Hải Lăng bây giờ là thế. Các trường vùng đồng bằng thì có nhiều bước tiến. Trường PTTH Hải Lăng, Nam Hải Lăng, THCS Hội Yên, THCS Hải Dương, THCS Thị trấn, THCS Hải Thiện ...đã đang tiếp tục vươn cao. Số lượng trường, lớp, học sinh ngày một nhiều hơn, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày một cao hơn. Trường học không chỉ thay đổi cảnh quan bên ngoài mà bên trong lớp học đã được xanh hoá. 30 năm ...30 năm ngỡ như là chuyện cổ tích.
3/ Thị trấn Hải Lăng khiêm nhường nằm trên chặng đường của con đường Quảng Trị-Huế, nơi mà ngày trước Pháp gọi là “con đường không vui”, trong mùa hè đỏ lửa 1972 đoạn đường từ Bến Đá đến Ngã ba Long Hưng với têngoij mới: “Đại lộ kinh hoàng”. Ngược dòng thời gian hơn chút nữa thì đây xưa là vùng rừng núi:
Hoang dã một thời lau lách
Người về Thượng Đạo xa xôi
Bên khe Nước chè róc rách
Tôi ngồi tôi nghĩ thằng tôi ...
( Bên khe Nước Chè)
Thế mà sau 30 năm quê hương giải phóng, 15 năm lập lại huyện nhà, từ mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã mọc lên những “cao ốc”. Bộ máy của Huyện đều tập trung quanh đây. Lịch sử huyện nhà đã sang trang mới. Mười lăm năm bấy nhiêu ngày. Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều.
Vâng, cuộc sống đang ấm dần lên. Làng quê đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điện đã thắp sáng hầu hết các vùng dân cư xa xôi hẻo lánh. Những con đường bê tông hoá từ đầu làng đến cuối thôn xóm. Anh bạn tôi từ Bình Dương, sau nhiều năm xa quê trở về thảng thốt ngạc nhiên: “Tôi không ngờ!”, Tôi không ngờ! Ngày ấy mình ra đi để vật lộn với cuộc sống thì quê mình chẳng có gì đâu, nếu không nói là còn lại bùng nhùng dây thép gai và bom đạn. Để bây giờ ... phải chăng như thế là chuyện cổ tích, phải không!”.
Võ Văn Hoa

 

 28.07.2008 Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng

...::Một sự trùng phùng ngẫu nhiên, sáng nay vào lúc 4 h, tôi vốn dĩ như bao người khác"trí thức" không phải "trí ngủ" sau khi lướt web tiếp tục chuyển tải bài "NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH". Nhân vật trung tâm trong GHI CHÉP này là cậu bé 30 năm về trước TRẦN VĂN GIẢI PHÓNG không ai khác hơn chính là chú ruột của cháu TRẦN THỊ HỒNG NGÂN mà tôi vừa đề cập , được baoquangtri. online đăng tải hôm nay!



Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
 Quê Ngân bên dòng Ô Lâu thơ mộng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học: Cha tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán, là Phó hiệu trưởng Trường THCS Hải Hòa, mẹ tốt nghiệp ĐHSP Văn, chú ruột là nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Nhật.
Sau khi cha mất, Trần Thị Hồng Ngân đến học ở Trường THCS thị trấn Hải Lăng. Cô bé lớp 7 này đã kế thừa và phát huy truyền thống rạng rỡ của gia đình, không ngừng vươn lên chăm ngoan, học giỏi. Ở bậc tiểu học, em là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 3, lớp 5 em đều đoạt giải nhất hội thi "Nói hay, viết đẹp" cấp huyện, đặc biệt em tiếp tục đoạt giải nhất bộ môn Tiếng Việt cấp tỉnh.
Hồn nhiên, dễ thương, ăn nói trôi chảy lưu loát, năng động là tố chất thường trực trong em. Các thầy cô giáo chủ nhiệm đều khen em chăm phát biểu đã đúng lại hay, có sáng tạo. Nhà ở khóm 3, thị trấn Hải Lăng, mẹ đi dạy, Hồng Ngân biết sắp xếp việc học hợp lý, giúp mẹ và hướng dẫn em học ở nhà. Chính vì thế mà hai chị em đều học giỏi.


Lên THCS, em tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế của mình. Lớp 6, lớp 7 em là học sinh giỏi toàn diện. Mới đây, tham gia hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" và Liên hoan văn nghệ "Bài ca dâng Bác", em đoạt cùng lúc 2 giải nhất, được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen. Ghi nhận thành tích của em, Hội đồng Đội tỉnh cũng đã tặng cho em danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" 3 năm 2003- 2006.
Gặp em, khi hỏi về ước mơ tương lai, Hồng Ngân trả lời: "Em cố gắng học tốt để sau này trở thành nhà báo, nhà báo giúp ích cho đời và không phải dễ để trở thành phóng viên phải không thầy?"
Chia tay em, một bông hoa đẹp nơi miền cát trắng Hải Lăng, tôi chúc em đạt thành mơ ước và tương lai phía trước đang đón chờ em.

Võ Văn Hoa

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

QUÊN (phần 1)

XE QUẠT LÚA

 NHIẾP ẢNH   
                    (tặng Như Khoa)

Nheo mắt lại gom thế giới về chơi
Cùng gió trăng tiêu sái giữa đất trời
Cũng có lúc tiêu tao nhìn mây nước
Sững sờ thâu lũ lụt cuốn tơi bời.
(Thơ :Lê Đăng Mành) 






Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

THÔNG TIN CẬP NHẬT NGÀY 07-11-2011

          NHƯ ĐÃ HẸN VỚI NHỮNG ANH EM XA QUÊ. TỐI NAY, SAU TRÀ DƯ TỬU HẬU. PHOTOKHOA TIẾP TỤC ĐĂNG NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ NGÀY ĐUA GHE HÔM NAY.
       TRƯỚC HẾT, HẾT SỨC VUI MỪNG,TỪ LÚC MÔ CHỪ.NGÀY NI HƯNG NHƠN MỀN MỚI CÓ ĐƯỢC CỜ PHÁ ĐẦU TIÊN .ĐÚNG LÀ CHUYỆN XƯA NAY HIẾM . ĐÃ THÀNH HIỆN THỰC. VUI CẢ LÀNG. ĐÚNG NHƯ MỌI NGƯỜI NÓI, NĂM NI LÀNG MỀN THẮNG LỢI TOÀN DIỆN. ĐƯỢC CỜ PHÁ GIẢI3 THÔI MÀ CẢ LÀNG NHƯ MỞ HỘI.
TIẾP TỤC ĐƯA NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP NHẤT ĐẾN VỚI NHỮNG NGƯỜI CON HƯNG NHƠN XA QUÊ (NHỚ ỦNG HỘ NHÉ)

CHÚ THIỆN LÀNG MỀN HIỆN LÀ CHỦ TỊCH UBMTTQVN XÃ HẢI HOÀ ĐỌC LỜI KHAI MẠC
BỐC XĂM
TẬP TRUNG CAO ĐỘ
TOÀN CẢNH

ÔNG VÕ QUỐC DŨNG BTĐU THÚC TRỐNG...
BAN TỔ CHỨC , KHÁCH MỜI
PHÍA TRƯỚC...
ĐẸP !
GIẢI NỮ
QUYẾT LIỆT
SÔNG NƯỚC HẢI HOÀ
CĂNG!
CĂNG HƠN NỮA
PHÚ KINH QUYẾT LIỆT
 HỘI ĐIỀN ÂM THẦM
AN THƠ MẠNH MẼ
HƯNG NHƠN TƯƠI CƯỜI !
NHÌN TỪ CẦU HẢỉ HOÀ
CÓ CHUYỆN. SUÝT HỎNG VÈ...
NHƯNG VẨN CHƯA NÓI LÊN ĐIỀU GÌ
HẢI HOÀ ĐẸP
CẦU HẢI HOÀ
HN1, HN2-- CÙNG TIẾN
LÊNNNN!
HƯNG NHƠN CỐ LÊN .
HƯNG NHƠN 2
HƯNG NHƠN 1
NHẬN CỜ TỪ BTC. (TỪ NAY ĐỪNG NÓI HN BỚI CƠM NỮA NGHE)

GIÂY PHÚT TRỌNG ĐẠI.KHÔNG AI THỊNH MÃI MÀ CŨNG KHÔNG AI SUY MÃI. ĐEM CỜ LÊN LÀNG HƯNG NHƠN THÔIIIIIIII......
1,,,2,,,3,,, CÙNG VUI NÀO
BỘ CẤP "CÔI"
QUÁN "NHUNG MẪU" KHÔNG CÒN CHỔ TRỐNG